Giang Vo school

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.

Latest topics

Affiliates

free forum


    Cuộc đào thoát vĩ đại (ở nhà tù Phú Quốc)

    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Cuộc đào thoát vĩ đại (ở nhà tù Phú Quốc) Empty Cuộc đào thoát vĩ đại (ở nhà tù Phú Quốc)

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 12:17 pm

    Niềm khát khao tự do luôn nung nấu sau hàng rào dây thép gai. Đã có hàng trăm kiểu vượt ngục ở Phú Quốc: đánh quân cảnh để đào thoát, chui dưới hàng rào dây thép gai..., phần lớn bị bắt trở lại hoặc bị bắn chết. Họ lên kế hoạch cho cuộc vượt ngục khác, và đã thành công nhờ sự bền bỉ của ý chí và khát vọng tự do.


    Muỗng, cà mèn và năm tháng
    Cuộc đào thoát vĩ đại (ở nhà tù Phú Quốc) Dungcu
    Biết rằng chỉ một lần vượt ngục không thành là cầm chắc cái chết trong tay, nhưng các tù binh Phú Quốc vẫn quyết định tổ chức một cuộc đào thoát. Tham gia chiến dịch đào hầm vượt ngục toàn các tử tù. Trong số những người đào hầm vượt ngục tại trại A5 ngày ấy hiện còn sống ở TP.HCM có ông Nguyễn Văn Năng.
    Ông Năng kể: “Sau khi tôi về khu A5, anh em tổ chức đào hầm. Khu trại A5 trước đó đã có một lần đào hầm vượt ngục nhưng bị lộ, lần này có 40 người tham gia. Trong đó chia thành từng nhóm bốn người lần lượt đào hầm, nếu chẳng may kế hoạch bị bại lộ thì anh em chỉ mất bốn người đầu tiên. Bốn người đầu tiên được phân công lãnh trách nhiệm là Nguyễn Văn Năng, Trần Xuân Việt, anh Mạnh (đã hi sinh ở đảo) và anh Năm (đang ở Đà Nẵng)”.

    Nhật ký của cựu tù Nguyễn Văn Năng ghi rõ: “Bắt đầu từ ngày 25-1-1971, mở miệng hầm ở cuối phòng số 8, ngoài vỉa hè”. Bốn người chịu trách nhiệm mở miệng hầm là Thắng, Thuần, Tuấn và Tư đã chuẩn bị cho miệng hầm rất công phu: dùng cơm trộn với xà phòng, đất sét làm hộc miệng, dùng gỗ vạt nằm làm miệng và nắp hầm.

    Từ miệng hầm, đào sâu xuống 1,5m. Trước khi bắt tay đào hầm, mọi người đã nghiên cứu kỹ bối cảnh của khu trại A5: bên ngoài có nhiều lớp rào, có quân cảnh đi tuần. Bốn góc khu trại có bốn chòi canh của quân cảnh trực gác.

    Lớp rào ngoài cùng có quăng kẽm gai bùng nhùng. Ngoài lớp rào bùng nhùng này là trảng cỏ tranh rộng 100m, sau khoảng cỏ tranh đó là bìa rừng. Rừng Phú Quốc có cây to, chủ yếu là kiền kiền, bằng lăng.

    Cuộc đào thoát với sự tính toán rất công phu. Anh em đào hầm chia ra thành nhiều tổ: tổ cảnh giác, tổ giấu đất, tổ đào. Các tổ làm việc cật lực trong điều kiện bí mật tuyệt đối. Tổ giấu đất có nhiệm vụ nặng nề, phải giấu cho được khối lượng đất đưa lên từ 30m đoạn đường hầm ban đầu.

    Chiều sâu ban đầu là 1,5m, nhưng độ sâu này chỉ đào đến 30m. Sau đó đào cạn hơn. Đào hầm có nhiều kỹ thuật, ông Nguyễn Hữu Minh nhớ lại: "Đầu tiên chúng tôi ngắm hướng đào theo hàng rào cho thẳng, sau đó phải kiếm cây gỗ làm một cái thang rộng bằng đường kính lòng hầm, đào tới đâu kéo theo cái thang tới đó. Dụng cụ đào hầm chỉ là những đồ dùng sinh hoạt do tù binh tự làm như muỗng, ca, ấm, cà mèn... Đoạn đường hầm dài 120m, anh em tù ở phân khu A5 đào suốt năm tháng”.

    Ngày 5-5-1971, đường hầm đã gần xong, chi bộ của khu trại A5 họp xem xét ai nằm trong danh sách vượt ngục, hàng trăm người xung phong, nhưng cuối cùng gút lại 28 người. Đến ngày 11-5-1971, một ngày trước khi vượt ngục, danh sách gút lại là 27 người. Đúng 9 giờ đêm 12-5-1971, 27 người tù lặng lẽ xuống hầm.

    “Lúc đó, cả đoàn trườn đi như rắn, như những chiến sĩ đặc công trong giờ xung trận. Tổ đi đầu phải chuẩn bị cây chống hàng rào, cây móc để treo hàng rào, các cọng thép để chốt các loại mìn, trái sáng, lựu đạn địch gài ở mỗi lớp rào mà ta chạm phải”, ông Năng kể.

    “Ra đến trảng cỏ tranh, ngước lên thấy trời đêm đen đặc, gió thổi mát, cảm giác trong người lại như bị ngộp, một phần vì quá mừng, nghẹt thở, khớp cả hai chân không đi được. Cả đoàn dừng tại trảng cỏ tranh 5 phút rồi mới cắt đường chạy vào bìa rừng”, ông Năng nhớ lại giây phút được tự do.

    Luồn rừng ròng rã ba ngày thì gặp được du kích Dương Tơ. Đến tháng 6-1972 họ mới được đưa về đất liền tiếp tục chiến đấu. Mãi sau này họ mới biết do địch không phát hiện được đường hầm ngay, nên tối hôm sau (13-5-1971) một số anh em tù ở trại B5 gần đó chui qua “đi ké” 15 người, bị bắn chết hai người, 13 người thoát được.

    "Tôi là người cộng sản"

    Câu chuyện của ông Nguyễn Dương Kế vượt ngục hết sức éo le. Ông Kế ra Phú Quốc ngày 31-1-1969, ở phân khu Đ5. “Đầu năm 1971, chi bộ khu Đ5 tổ chức đào ba hầm để vượt ngục. Đến tháng 7-1971, hầm ngắn nhất đã gần xong thì một người tù tên Nguyễn Văn Biên bị phát hiện là chiêu hồi cài vào. Đảng bộ trại Đ5 họp khẩn cấp và đi đến quyết định phải thủ tiêu Biên để giữ an toàn cho anh em vượt ngục. Thủ tiêu Biên thì phải có người ra nhận tội để giữ bí mật cho anh em. Tôi tuy không tham gia nhóm loại Biên nhưng để anh em sống, tôi xung phong đứng ra nhận để chết thay cho anh em”, ông Kế kể.

    Địch tra tấn ông Kế hết sức dã man, tra tấn xong chúng vứt ông vào chuồng cọp, rồi về biệt giam A2. Đến ngày 14-12-1971, ông Kế bị đưa về Cần Thơ và đưa ra trước tòa án binh vùng 4 chiến thuật, tuyên án tử hình. Trước ngày bị đưa ra pháp trường, ông Kế tổ chức vượt ngục.

    Ông Kế nhớ lại: “Chuyến vượt ngục cực kỳ mạo hiểm. Bốn người tù chúng tôi bấm tay nhau quyết tâm: về với đồng đội, dù chỉ một người cũng thành công. Lợi dụng đêm tối, chúng tôi dùng sắt khoét nền nhà giam, sau đó moi đất chui dưới hàng rào bùng nhùng, qua được lớp rào bùng nhùng, móc đất trát kín cả người và bò ra mỗi người một hướng. Tôi ra tới bờ sông Bình Thủy thì nằm lại, mãi đến chiều 21-12 lần mò ra sông Hậu thì gặp lại hai anh Long và Pha. Sau này mới biết anh Đào, người tù thứ tư, đã bị bắt trở lại. Biết quân giải phóng ở đâu mà tìm”.

    Ba người tử tù lần mò theo hướng có tiếng súng để tìm đồng đội, đến đêm 23-12 mới tới xã Mỹ Thuận A, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

    “Du kích xã và bộ đội địa phương đã chống càn quyết liệt bốn ngày, nhưng cũng vừa rút, do đó tôi và hai đồng đội lại lần mò theo dấu chân du kích đi theo đường mòn bí mật, đi mãi cuối cùng khi ngẩng mặt lên thì thấy một anh du kích đang ngồi ăn cơm! Sau khi nghe anh em trình bày sự việc, anh em du kích hết sức bất ngờ. Họ đưa chúng tôi về tỉnh đội Vĩnh Long. Sau bao năm tháng ngục tù, gặp lại đồng đội, đồng chí, ai cũng rơi nước mắt vì sung sướng. Vậy mà khi du kích chống xuồng đưa chúng tôi về tới huyện thì cán bộ an ninh huyện ập vào gí súng tuyên bố bắt giam chúng tôi. Không ai có thể tin ba tù binh từ đảo Phú Quốc xa xôi lại có thể được đi máy bay vào Cần Thơ rồi vượt ngục ra với cách mạng. Tất cả đều nghi ngờ ba chúng tôi là gián điệp địch cài vào vùng giải phóng”, ông Kế hồi tưởng.

    Ông kể: “Có lần khi nghe tôi nói đi nói lại về tình huống vượt ngục và cách tôi tìm ra đường để vào khu du kích, anh Tư Tứ - người phụ trách thẩm vấn - nói nếu không có ai đó chỉ đạo, việc đó chỉ có Khổng Minh mới làm được, khai thiệt đi để khoan hồng. Tôi đang bị xích tay còng chân nhưng vẫn phản đối: Tôi là người cộng sản, anh không phải là cộng sản nếu anh nói việc tôi kể là chỉ có Khổng Minh mới làm được. Bác Hồ đã nói không có việc gì khó, nếu anh là cộng sản thì phải hiểu rằng chỉ có làm hay không làm thôi, khi quyết tâm làm thì việc gì làm cũng được. Anh Tư Tứ im lặng”.

    Khi việc xác minh hoàn tất, du kích quân Vĩnh Long tin ba người tù binh đúng là những chiến sĩ cách mạng, họ đã đưa các anh vào đơn vị chiến đấu cho đến ngày thống nhất đất nước.

    Chị Trần Thị Tròn, phó bí thư thường trực Đảng ủy thị trấn An Thới (Phú Quốc), cho biết gần như mỗi ngày đều có vài đoàn khách trong và ngoài nước đến tham quan khu di tích trại giam tù binh Phú Quốc. Nhiều người đến đây, nhìn các hiện vật, nghe kể về tội ác của các cai ngục đối xử với tù binh đã không cầm được nước mắt. Khu di tích giờ đây không còn nguyên vẹn, bởi sau chiến tranh người ta đã san bằng toàn bộ khu trại giam như cố quên đi những nỗi kinh hoàng một thời của nó.
    LAM ĐIỀN - VŨ BÌNH
    Theo Tuổi Trẻ
    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Cuộc đào thoát vĩ đại (ở nhà tù Phú Quốc) Empty Người tù đứng lên

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 12:18 pm

    Khắc nghiệt, tàn bạo đến tận cùng. Nhưng các tù binh Phú Quốc vẫn tồn tại trong tư thế người lính. Những cuộc đấu tranh của tù binh Phú Quốc với nhiều cách thức đã diễn ra.

    Những ngày tuyệt thực

    Đến năm 1971, tù binh các nơi được đưa về Phú Quốc ngày càng nhiều, tù binh sĩ quan bị giam riêng một khu được gọi là phân khu số 7, đông đến 900 người.

    Ông Nguyễn Văn Đồng, tù binh phân khu A4, kể: “Để phản đối sự đàn áp của quân cảnh giám thị, phân khu sĩ quan đồng loạt đấu tranh tuyệt thực. Đến ngày thứ chín, các khu xung quanh nổi dậy đấu tranh hỗ trợ, đòi giải quyết cho khu sĩ quan. Tù binh đưa ra ba yêu sách chính: không đánh đập tù binh; cải thiện chế độ ăn uống, phải đủ ăn, đủ nước; không đi làm tạp dịch. Nhưng tôi tuyệt thực đã gần 10 ngày rồi mà quân cảnh vẫn làm ngơ, chắc chúng muốn các sĩ quan tuyệt thực đến chết để không còn người chỉ huy trong trại tù binh. Vì thế chúng tôi chủ trương phải có hình thức đấu tranh mạnh mẽ hơn, bạo liệt hơn và sẵn sàng chấp nhận hi sinh mới mong được kết quả. Khi ấy hầu hết các phân khu đều đồng loạt tuyệt thực, quân cảnh càng thách thức hơn, vào trại bắn chết một tù binh đang tuyệt thực. Anh em phẫn nộ, khiêng người tù bị bắn chết ra để trước sân, xé chân mùng vải trắng, lấy máu viết khẩu hiệu “Cực lực phản đối bọn ác ôn tàn sát anh em tù binh”. Tôi quyết định mổ bụng để phản đối”.

    Câu chuyện đã xảy ra hơn 30 năm, song ông Đồng vẫn còn nhớ như in, ông vén bụng lên cho chúng tôi thấy những vết sẹo chằng chịt: “Lúc tôi ngã xuống, anh em đưa tôi lên phòng giám thị, giám thị không những không cứu chữa mà còn lấy lưỡi lê xăm nát cả bụng tôi và nói “để coi lá gan nó to cỡ nào”...

    Bên ngoài, tù binh hay tin đều vùng dậy và hô to phản đối vì họ biết quân cảnh muốn thủ tiêu tôi và họ tràn vào phòng giám thị đưa tôi về trại để cứu chữa”. Sáng hôm sau, thấy tình thế bất lợi với hàng chục tù binh khác đang sẵn sàng mổ bụng tự sát, quân cảnh đem loa xuống thông báo chấp nhận tất cả các yêu sách của tù binh. Cuộc đào thoát vĩ đại (ở nhà tù Phú Quốc) Ngvandong
    Tháng 9-1972, lại thêm ba tù binh quyết định mổ bụng tự sát để đòi 11 yêu sách cải thiện chế độ lao tù. Tù binh Nguyễn Rồi bị bắt năm 1968 khi đang là cán bộ huyện Hòa Vang (Quảng Nam).

    Trước khi quyết định mổ bụng tự sát, chi bộ nhà tù đã tổ chức lễ kết nạp Đảng, đồng thời làm lễ truy điệu cả ba người (anh Trác ở Bình Định và anh Phúc ở Thừa Thiên – Huế). Cả ba người đứng trước cửa nhà giam mổ bụng bằng cán cà mèn sắt mài nhọn, vết thương của anh Rồi rất nặng, đứt cả ruột; anh Trác và anh Phúc do yếu sức nên vết mổ chỉ làm rách bụng.

    Cả nhà tù nhốn nháo, quân cảnh ào vào nổ súng uy hiếp. Khiếp sợ trước tinh thần ngoan cường của tù binh, giám thị trại giam buộc lòng chấp nhận cả 11 yêu sách và đưa các anh đi cấp cứu.

    Cuộc chiến đấu mới

    Năm 1969 đến với tù binh Phú Quốc bằng cột mốc ngày 8-3 với huấn thị số 979 của chính quyền Sài Gòn tiến hành “chuyển hướng tư tưởng và phân loại tù binh cộng sản”. Điều bất ngờ đối với chính quyền Sài Gòn là chính kế hoạch khủng bố tư tưởng và đàn áp tù binh bằng thủ đoạn mới này lại châm ngòi cho hàng loạt cuộc đấu tranh cả công khai trực diện lẫn bí mật.

    Tù binh Phú Quốc được phân loại theo quê quán và cấp bậc: chiến sĩ quê miền Nam và chiến sĩ quê miền Bắc giam riêng; hạ sĩ quan quê miền Nam và miền Bắc, sĩ quan quê miền Nam và miền Bắc giam riêng nhằm cô lập làm suy yếu sự đoàn kết, tiếp sức nhau trong các cuộc đấu tranh của tù binh.

    Thế nhưng, ngay từ đầu năm 1969, các tù binh Phú Quốc đã tiến hành thành lập cơ sở Đảng trong nhà giam. Cựu tù Trần Văn Kiêm là chứng nhân của sự kiện quan trọng này: “Nhờ có nhiều đảng viên biết nhau từ trước, đã từng liên lạc hoặc tập hợp thành tổ chức đảng ở các trại giam vùng chiến thuật nên việc hình thành tổ chức đảng có cơ sở thuận lợi”.

    Tù binh Phú Quốc tiến hành tập hợp đảng viên bằng hình thức xâu chuỗi, những đảng viên ở đất liền ra cùng với các đảng viên được kết nạp trong tù ở các phân khu khác nhau bí mật liên lạc và tập hợp lại.

    Tiêu chuẩn của người đảng viên trong tù Phú Quốc được đa số thống nhất là tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, thể hiện ở tinh thần chống địch, nhất là chống cưỡng ép chiêu hồi, luôn đi đầu trong các cuộc đấu tranh.

    Từ năm 1969, vì thấy khí thế đoàn kết trong tù binh lên cao, ban cai quản trại giam cài cắm một số tay sai làm các bộ phận trật tự trong tù nhằm nghe ngóng tình hình, nắm bắt các ý định đấu tranh của tù binh để báo cáo.

    Tuy nhiên, đến cuối năm 1970, tù binh ở phân khu B2 đã đấu tranh “lật mặt”. Công tác diệt mật báo được đảng bộ tù binh chú ý từ khi ban cai quản trại giam lập khu tân sinh hoạt - tức nơi dành cho những tù binh chiêu hồi, các thành phần chiêu hồi được cài cắm trở lại nằm trong tù binh để chiêu dụ, thuyết phục chiêu hồi, đồng thời báo cáo lại thành phần lãnh đạo của các tổ chức Đảng đang nhen nhóm để địch có cơ sở khủng bố.

    Đây là cuộc đấu tranh quan trọng vì phải đấu tranh với chính tù binh ngay trong lòng tù binh. Tại phân khu D5, vào tháng 3-1971, các tù binh phát giác một người mật báo tên Biên được đối phương cắm sâu trong hàng ngũ tù binh.

    Biên “nằm im” với tù binh đến nỗi toàn bộ kế hoạch đào hầm vượt ngục của tù binh đều biết hết. Nhưng đến khi Biên viết danh sách tên người chuẩn bị vượt ngục vào một tờ giấy và ném ra hàng rào cho quân cảnh thì các tù binh phát hiện.

    Sự kiện tù binh bắt sống hai quân cảnh để phản đối dẫn đến cuộc tàn sát tù binh vào tháng 5-1972 ở phân khu B8 đã làm chết và bị thương 140 người. Đây được xem là cuộc tàn sát lớn nhất ở Phú Quốc.

    Những cuộc đấu tranh của tù binh với mục đích đòi đối xử theo công ước quốc tế về tù binh thường phải trả giá bằng cả mạng sống của mình. Tuy nhiên, sau nhiều đợt đứng lên như vậy, đời sống của tù binh được cải thiện phần nào.

    Theo ghi nhận của nhiều cựu tù còn sống sót, sau nhiều đợt đấu tranh trực diện công khai, ban cai quản trại tù đã nhân nhượng, duy trì chế độ “cơm đủ ăn, nước đủ uống và thức ăn có rau tươi, cá tươi” cho tù binh.



    LAM ĐIỀN - VŨ BÌNH
    Theo Tuổi Trẻ

      Hôm nay: Fri Sep 20, 2024 4:28 am