Giang Vo school

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.

Latest topics

Affiliates

free forum


    Câu Chuyện Có Thật Về Một Nhân Tài Việt Nam Quản Trị Công Nghệ Thông Tin

    avatar
    gianggiangonline
    New Member
    New Member


    Tổng số bài gửi : 3
    GV's coin : 50755
    Được cảm ơn : 0
    Join date : 29/10/2010

    Câu Chuyện Có Thật Về Một Nhân Tài Việt Nam Quản Trị Công Nghệ Thông Tin Empty Câu Chuyện Có Thật Về Một Nhân Tài Việt Nam Quản Trị Công Nghệ Thông Tin

    Bài gửi  gianggiangonline Fri Oct 29, 2010 4:16 pm


    Hoàng Hữu Phước
    CEO, MYA

    Thời gian: một buổi sáng đẹp trời dường như vào mùa thu của năm 1997.
    Địa điểm: Phòng Dịch Vụ Việc Làm FOSCO, Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Tp HCM.
    Nhân vật: tác giả bài này (Hoàng Hữu Phước), mẹ của nhân tài quản trị IT (tạm gọi là Mẹ Z), và nhân tài ấy (tạm gọi là Z).
    Những người biết chuyện: tất cả các nhân viên thân tín và bạn tốt của tác giả; thành viên gia đình tác giả, gia đình Mẹ Z, và gia đình Z.

    Người phụ nữ ấy đến tìm tôi với tập hồ sơ xin việc của cậu con trai vừa tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa Tp HCM, ngành Công Nghệ Thông Tin tức IT (dưới đây sẽ gọi tắt là itee hoặc aitee). Trước đó, bà cũng đã được tôi tư vấn qua phone sáu lần về những điều con bà chưa hiểu để bà trả lời cho con bà hiểu. Nhưng tôi lại … chưa hiểu sao chàng trai ấy chỉ biết hỏi mẹ, rồi nhờ mẹ đi nộp đơn. Tôi xưng hô với người mẹ trẻ đó bằng từ “tôi” và “cô”, còn bà gọi tôi là “anh” và xưng “em”. Tôi nói với bà rằng cậu Z phải đến gặp tôi, vì những tư vấn tôi giúp chỉnh sửa bản lý lịch của cậu bé là bằng tiếng Anh, và vì tôi sẽ đưa cậu vào môi trường làm việc cho công ty nước ngoài với chức danh cấp quản lý phải trải qua những buổi phỏng vấn căng thẳng, và cậu phải gặp tôi để được truyền thụ kỹ năng ứng đối trong phỏng vấn để đạt ngàn phần trăm yêu cầu tuyển dụng. Vài hôm sau, cậu bé to đùng đó đến gặp tôi. Cậu cao khoảng 1m70, loại cơ bắp, chắc hay cùng chúng bạn rong ruổi trên mọi nẽo đường sơn cước hay sao ấy nên nước da sạm nắng. Song, chàng trai to đùng này đúng là một cậu bé vì nhút nhát vô cùng. Cậu và tôi xưng hô bằng hai từ “anh” và “em”, và đây là trường hợp kỳ lạ giữa chúng tôi khi Z và mẹ của Z đều gọi tôi là “anh” và xưng “em”. Đến giờ, khi dự tiệc cưới của Z, chúng tôi vẫn còn xưng hô như vậy giữa đám đông rồi tự phá ra cười vì cách xưng hô hữu duyên ấy.

    Thế là tôi chỉ bảo Z viết lại CV (bản lý lịch chính thức, khác với Resume là bản lý lịch sơ yếu) bằng tiếng Anh cực kỳ formal của dân chuyên nghiệp cao cấp, rồi cho Z biết công ty Mỹ tôi muốn đưa hồ sơ của Z tiến cử cho họ là công ty nào, thuộc lĩnh vực nào, và danh tiếng của họ ở Sàigòn trước 1975 ra sao, những nơi nào tại Tp HCM vẫn đang còn dùng sản phẩm cả trăm tuổi của họ và còn hoạt động cực tốt. Z hốt hoảng khi nghe nói tôi tiến cử Z làm manager cho công ty Mỹ, song tôi trấn an Z là chỉ cần nghe các “chiêu” và “bí kíp” của tôi về cách ứng xử trước các tình huống giả định của cuộc phỏng vấn chuyên nghiệp cao rồi tập trung luyện theo, thực tập nhuần nhuyễn trong hai tuần, là không bao giờ thất bại. Thế là ngay khi chân ướt chân ráo bước ra khỏi trường đại học, chưa bao giờ làm việc về aitee, thậm chí còn chưa có chiếc laptop hay desktop nào ở nhà để … tìm hiểu, Z nghiễm nhiên trở thành manager phòng IT của công ty Mỹ có trăm năm lịch sử toàn cầu ấy. Mức luơng của Z ở thời điểm ấy y như không tưởng, hoặc giống con số sinh ra từ sự khoác lác thậm xưng. Z còn phone
    hỏi ý kiến tôi về các phúc lợi nào Z nên yêu cầu có được, và tôi tư vấn để chàng thanh niên ấy được cấp ô-tô sang trọng đưa đón trong thời điểm năm 1997! Sau đó một năm, Z cho tôi biết đã được một công ty Châu Âu liên lạc, chiêu dụ, và tôi lại tư vấn để Z trở thành lãnh đạo IT ở công ty mới đó với mức lương phải dấu diếm vì nói ra chỉ tổ để thiên hạ nói Z (và tôi) nổ đại bác lòe thế nhân.

    Nghe lời khuyên của tôi, Z tích cực học tập thêm, và được tôi viết thư tiến cử để có được học bổng thạc sĩ đầy danh giá của Fulbright Hoa Kỳ. Mảnh bằng MBA Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh làm danh tiếng của Z nổi như cồn…ở nước ngoài, đến độ Z trở thành expatriate (ngoại kiều làm việc tại một nước khác) hiếm hoi của Việt Nam được tuyển dụng làm lãnh đạo vài chi nhánh ở Châu Âu. Các chữ cái C và O (giống như CEO, v.v.) xuất hiện trên danh thiếp của Z. Có thể có nhiều nhân tài về aitee ở Việt Nam, song, nhân tài về quản trị aitee cấp cao được mời vào hàng ngũ manager làm việc tại nước ngoài thì ắt là do tầm quan hệ “đối ngoại” của tôi không mấy rộng với ngành aitee nên tôi chưa được biết có ai khác ngoài Z.

    Sau khi vẫy vùng nhiều năm ở hải ngoại, Z bùi tai trước lời mời của một công ty đa quốc gia đề nghị Z về Việt Nam với mức lương trên cả sự không tưởng, Z vui mừng nhận lời vì không gì “sướng” bằng làm “sếp” ở môi trường quê hương Việt Nam thân yêu.

    Tôi không hẳn là một người tiên tri thấu thị (a man of vision); song từ lâu tôi đã có cái nhìn khác, rất bình tỉnh, về aitee. Thủa ấy, tôi đã tỏ cùng cậu bé Z rằng thế giới sẽ phát triển ghê gớm và nhanh chóng về aitee; song, chỉ thế thôi (only this, and nothing more). Tôi phân tích cho bé Z hiểu rằng Việt Nam sẽ không bao giờ chiếm lĩnh thị trường aitee hay một thị phần lớn bất kỳ về aitee, vì Việt Nam chỉ có thể ở trong chuỗi làm thuê gia công, thậm chí ở mức thấp của các đẳng cấp gia công. Thế mạnh là sản xuất lớn, mang tính cách mạng, cỡ Microsoft, Apple, hay IBM, chứ không phải ở chỗ thực hiện các đơn hàng riêng lẻ và nhỏ của nước ngoài. Vì vậy, bé Z nên tập trung vào việc học để đạt cấp quản lý kinh doanh cao cấp, thay vì kiếm một việc làm tại một doanh nghiệp, viết phần mềm quản trị kinh doanh, chỉ để thỏa cái chuyên môn đã được đào tạo ở Đại Học Bách Khoa. Z đã nghe theo lời tôi, và đại gia các châu lục đã biết đến Z như một nhân tài đất Việt có đẳng cấp một global manager của thời đại toàn cầu hóa.

    Thực tế cho thấy trong thập kỷ trước đã xảy ra đại khủng hoảng ở Thung Lũng Silicon khi nhiều chục ngàn kỹ sư aitee tài ba bị mất job, cùng với sự sụp đổ của nhiều công ty dot.com (công ty về aitee) chấn động nước Mỹ và được ghi nhận làm các case study để nghiên cứu về khủng hoảng trong đầu tư aitee trong các chương trình Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh trên thế giới.

    Một thực tế khác là Ấn Độ danh vang bốn bể về sức mạnh aitee, song cũng chỉ dừng lại ở “danh dự” được sản xuất chương trình cho đại gia Microsoft. Việt Nam không thể vượt qua Ấn Độ, và đây là một thực tế. Singapore không nhất thiết phải trồng lúa gạo mới nuôi ăn được nhân dân. Việt Nam không nhất thiết phải chạy đua trên đường cái quan của ngành aitee mới có thể nói là đất nước có công nghệ và công nghiệp phát triển cao. Khi sợi cáp quang bị đứt vì động đất hay cắt trộm, cả đất nước coi như chẳng còn gì về internet. Không là đại gia thực thụ như Microsoft và những thứ tương cận, khi hệ thống chằng chịt máy chủ dịch vụ lại nằm ở nước ngoài, thì sự nghiệp aitee ở Việt Nam sẽ chỉ khiến nhiều năm sau sẽ là sự tiếc ngẩn tiếc ngơ vì sự đầu tư chạy theo sự phấn khích đầy xốc nổi, vốn sẽ dẫn đến kết cuộc một định danh phũ phàng: phí phạm.

    Z trở thành thí dụ điển hình tôi rất tự hào, và đem ra làm dẫn chứng trong các buổi thuyết trình tại Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thành. Cách nay sáu hay bảy năm gì đấy, khi đang làm giám đốc tuyển dụng, tôi có hỏi một ứng viên nữ vì sao cô ấy muốn có thật nhiều tiền, và câu trả lời là để gởi mấy đứa con trai qua Mỹ học đại học về aitee. Tôi tư vấn cho cô rằng đó không là một ý hay. Z học ở Việt Nam. Z làm lãnh đạo aitee của các công ty lớn của nước ngoài. Z ngạo mạn đòi hỏi (và được chấp thuận) không ký vào đơn cam đoan hoàn lại chi phí đào tạo ở nước ngoài nếu sau đó nghỉ việc, với lý do Z đi nước ngoài là vì công ty muốn thế chứ Z có cần đâu, và rằng Z sẽ dạy thiên hạ mở rộng tầm mắt về aitee chứ không phải Z đi nước ngoài để học vớ va vớ vẩn, và Z phải được trả thù lao nếu có bất kỳ giảng viên nào cầu cứu đến Z (thực tế là do học ở Việt Nam với đủ thứ chương trình bẻ khóa, Z đã biết tất tần tật mọi thứ, trong khi đồng nghiệp ở Mỹ hay Singapore chỉ biết có một mà thôi). Aitee chủ yếu thuộc lĩnh vực hands-on, truyền thụ trực tiếp, nên thời gian học rất ngắn. Gởi con đi du học để rồi tốn kém nhiều, học được ít, v.v. Cuối buổi phỏng vấn, nữ ứng viên ấy đã không còn say sưa nói về kế hoạch aitee của các con, mà thay vào đó là sự quan tâm hỏi tôi về tình hình kinh tế cùng tương lai phát triển các công nghiệp khác (vì tôi khuyên nên khuyến khích con cái học về kỹ thuật để ích quốc lợi thân), và các trường nào nên nhắm đến cho việc đầu tư thạc sĩ quản trị kinh doanh sau này.

    Thực tế bao giờ cũng là thực tế. Vì sao Anh Quốc hay Hàn Quốc hoặc Ukraina không ồ ạt chiếm lĩnh vị trí hàng đầu về aitee, và cũng chẳng đoái hoài gì về các liên kết chiến lược với các đai gia ngành aitee? Đơn giản chỉ vì đó không là điều có thể làm đất nước họ được giàu hơn.

    Ngày 27/4/2007 Estonia ra lịnh đưa bức tượng đồng cao hai mét đúc năm 1947 tri ân chiến sĩ hồng quân Liên Xô hy sinh khi giải phóng Estonia khỏi tay Đức Quốc Xã, ra khỏi thủ đô Tallinn về vùng ngoại ô, bỏ ngoài tai sự phản đối của Nga. Thế là ngày hôm sau, ai đó đã nhấn một phím trên máy vi tính, và từ mọi nơi trên thế giới - kể cả Mỹ, toàn Châu Âu, và…Việt Nam - hàng tỷ tỷ quả bom kỹ thuật số có dung lượng đồ sộ trong cùng một tích tắc đổ ập về Estonia, nhấn chìm đất nước này biến mất hoàn toàn trong cuộc chiến tranh kỹ thuật số mang tên CyberWar hoặc Web War One (Đại Chiến Thế Giới Mạng Lần Thứ Nhất), khiến toàn bộ hệ thống ngân hàng, thông tin liên lạc, kinh tế tài chinh, quân sự hoàn tòan tê liệt, sụp đổ, rúng động toàn khối NATO và Châu Âu cho đến giữa tháng 5/2007. Người dân Estonia đã phải thốt lên rằng giống như sóng phóng xạ của một vụ nổ bom nguyên tử, CyberWar không làm ai đổ máu, nhưng nó tiêu diệt tất cả. Aitee ở Việt Nam cũng chỉ là gia công phần mềm, và theo tài liệu của Reader Digest số tháng 7 năm 2008 thì khi Web War One nổ ra để trừng trị Estonia, Việt Nam cũng bị bàn tay bí mật ở nước ngoài thao túng kích hoạt để tự động cùng toàn thế giới mạng “pháo kích” Estonia
    trong cùng ngày tổng tấn công ấy. Điều này cho thấy rằng chẳng công ty aitee nào ở Việt Nam có thể chặn được sự kích hoạt ấy, rằng kẻ thù vẫn có thể tạo ra một CyberWar hay một Web War Two để “tiêu diệt” Việt Nam, và rằng qua bài học Estonia mọi lưu trữ thông tin nhất thiết phải được sao lưu chứ không bao giờ có thể tin tưởng tuyệt đối vào hệ thống aitee. Như vậy, aitee có thể phát triển ào ạt như vũ bão, nhưng ở Việt Nam chỉ phát triển trong lĩnh vực thông tin, giải trí hoặc tiêu dùng xa xỉ, mà lợi nhuận thì không thể còn ở vị trí cao hấp dẫn như xưa. Từ đây rất dễ nhận định rằng, sự phát triển về aitee chỉ là sự phát triển tự nhiên, không có hào quang và cực kỳ bình thường, không thể đổ dồn tài nguyên vào sự phát triển aitee rộng khắp. Còn aitee trong lĩnh vực quốc phòng và nghiên cứu vũ trụ hay du hành không gian thì không phải là thứ mà mọi công ty aitee và mọi quốc gia đều có thể tham gia sản xuất đại trà chiếm thị phần để “làm giàu” được. Không có rào cản an ninh an toàn cao và tuyệt đối trong bản thân aitee, và việc giữ gìn an ninh toàn vẹn lãnh thổ quốc gia chỉ có thể dựa vào quân đội chính quy và vũ khí quy ước, với aitee là công cụ phụ trợ có độ tin cậy vừa phải. Đó là chưa kể aitee mãi mãi phải đương đầu với virus cho đến ngày tận thế, khiến bất kỳ phần mềm quản trị nào đựơc viết ra cũng không thể có giá trị cao vời vợi đến độ chiếm được một phân khúc thị phần khả dĩ chấp nhận được cho một sự tự hào, trừ phi đó là phần mềm cho một hệ điều hành mới mà phần lớn nhân loại phải dùng đến, vẫy tay chào tiễn biệt Windows.

    Z là dân chuyên nghiệp cao cấp về aitee, và hơn ai hết, Z nhất trí với tôi về những nhận định và ngay từ ngày đầu khởi nghiệp đã biết nghe theo lời khuyên “thấu thị” của tôi, người bạn đồng hành rất bình thường và chân tình trên con đường thành công đặc biệt của Z, và của vài người khác trước đó và sau này.

    dien dan mua ban |
    cong nghe |
    tin tuc cong nghe

      Hôm nay: Thu Sep 19, 2024 9:13 am