Giang Vo school

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.

Latest topics

Affiliates

free forum


    Học sinh đang hoàn toàn “mù” lịch sử

    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147542367
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Học sinh đang hoàn toàn “mù” lịch sử Empty Học sinh đang hoàn toàn “mù” lịch sử

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 12:15 pm

    Quá nhiều điểm 1, 2 môn Lịch sử trong kì thi đại học vừa qua. Các GS, các giảng viên môn Lịch sử kêu trời. Các phương tiện thông tin đại chúng nóng ran...Kết quả thi thì phản ánh như vậy nhưng lý do thì sao? Hãy thử thâm nhập.

    Những bộ nhớ đầy xáo trộn

    Học sinh bây giờ nắm lịch sử một cách "lơ mơ" và "lung tùng phèo" lắm - một người bạn dạy lịch sử đã nói với tôi. Nhiều người khác cũng đã nói tương tự như vậy, nhưng nếu tin ngay thì e rằng vẫn có gì đó như là "bắc chõ nghe hơi".

    Kết quả chấm thi đại học môn Lịch sử đã khiến nhiều người phải sững sờ. Trong tổng số 23.588 thí sinh của các trường đại học Sư phạm Hà Nội, đại học Đà Lạt, Sư phạm TPHCM, Sư phạm Đồng Tháp chỉ có 2.296 thí sinh đạt điểm trung bình môn Lịch sử, chiếm 9,7%, trong khi có tới 58,5% đạt điểm từ 1 trở xuống.

    Trong đó, trường “danh tiếng” như ĐHSP Hà Nội có gần 4/5 thí sinh (4.048/ 5.400) đạt điểm từ 3 trở xuống, hơn một nửa từ 1 trở xuống. ĐHSP TPHCM có 5.856/9.008 thí sinh có điểm 1 trở xuống...
    Cách cũ rích vẫn là thử một vài cuộc đối thoại nho nhỏ về lịch sử. Không khó như hình dung ban đầu, đa số các em học sinh đều vui lòng nhận lời và tỏ ra rất hợp tác trong đối thoại...

    Khi được hỏi Hồ Quí Ly là nhân vật thuộc thời kì lịch sử nào, học sinh Thanh Hương, trường THPT Kim Liên (Hà Nội) ngập ngừng một lát: "Thời Nguyễn thì phải". Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần 2, 3 do vị tướng nào chỉ huy? "Lý Thường Kiệt". Nước Vạn Xuân do ai lập ra? "Em không biết"...

    Đành rằng những nội dung này nằm trong chương trình học của những năm trước nên có thể thời gian đã "giúp sức" cho sự quên lãng nhưng ngay cả khi hỏi Lịch sử lớp 10 có những nội dung gì, học về thời kì nào thì học sinh này cũng không nhớ nổi. Thậm chí, câu hỏi cuộc Cách mạng tư sản nào mở ra thời Cận đại của lịch sử thế giới, cũng chỉ nhận được cái lắc đầu...

    Hỏi tiếp đến học sinh Trần Vũ Công, lớp 12 về vị vua đầu tiên và vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, học sinh này xin hoãn binh: "Để em nghĩ một lúc, chắc sẽ nhớ ra". Sau một hồi lâu vò đầu bứt tai, Công đề nghị "chuyển". "Lịch sử dài, lan man quá... làm sao chúng em nhớ nổi. Bây giờ ai cũng học thực dụng, học những môn mình sẽ thi đại học thôi. Cứ chứa nhiều thứ vào bộ nhớ sẽ nặng đầu".

    Rời trường THPT Kim Liên, chúng tôi tìm đến ngôi trường mang tên một nhân vật lịch sử: trường THPT Phan Đình Phùng. Tại đây, học sinh Tuấn Đức lớp 12 đã cho chúng tôi một cuộc trò chuyện đầy "xáo trộn" về lịch sử.

    Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế? "Nghe quen quá... nhưng em nghĩ không ra". Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? "Một ông nào đó, đã chết". Quá bất ngờ, chúng tôi đặt ra một câu hỏi ngược lại với câu trên: Phan Đình Phùng là ai? Câu trả lời còn gây bất ngờ hơn nữa: "là người giúp sức cho Trần Quốc Tuấn".

    Một sự xê dịch tới 5 thế kỉ. Cũng không có gì là lạ khi Đức tiếp tục trả lời vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là Nguyễn Huệ, vị vua cuối cùng của triều này là Hàm Nghi. Khi được hỏi tại sao những nội dung trên vừa được học trong chương trình lịch sử lớp 11 mà vẫn trả lời sai, học sinh này hồn nhiên đáp lại: "chúng em học xong cách đây những... hai tháng".

    Vậy nhưng, khi chúng tôi chuyển sang câu hỏi về vua Càn Long của Trung Quốc, học sinh này "phủ đầu" luôn: "Em còn biết rõ cả bố của vua Càn Long là Khang Hy". Trong khi đó, học sinh có tên Trần Công Tâm, dè dặt cho rằng mình chỉ nhớ mang máng về lịch sử.

    Cứ như vậy, có tới 4/6 học sinh được hỏi đã "tắc" trước câu hỏi về lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê mà tên của ông được viết rất to trên một tấm biển ngay ngắn trước cổng ngôi trường các em đang học.

    Các thầy cũng muốn kêu

    Biết chắc rằng, nếu tiếp tục theo đuổi những cuộc đối thoại như trên thì kết quả thu được cũng na ná như nhau, chúng tôi bèn tìm đến kêu với những người thầy dạy lịch sử ở phổ thông. Thầy Nguyễn Đình Huy, nguyên trưởng bộ môn lịch sử trường THPT Hà Nội- Amsterdam, từng có thâm niên 40 năm đứng trên bục giảng tỏ ra rất buồn khi dân ta không biết sử ta như vậy.

    Thầy Huy thừa nhận, đa số học sinh quan niệm môn Sử chỉ cần học thuộc không cần đầu tư suy nghĩ, nên chỉ đầu tư cho các môn khó như Toán, Lí, Hoá, Ngoại Ngữ... Số đông học sinh có học lực trung bình nên việc làm bài tập các môn khó đã "choán" hết thời gian, không còn "khoảng trống" cho môn Lịch sử. Trang thiết bị thiếu thốn cũng góp phần làm các bài lịch sử nghèo nàn, không hấp dẫn học sinh.

    Ví như, cả trường Am chỉ có 2-3 băng hình về Cách mạng tư sản Pháp, trong khi không hề có một băng hình nào về lịch sử Việt Nam. Nhưng giả sử có băng hình thì cũng không dễ sử dụng vì chỉ dạy nội dung trong SGK cũng đã thấy thiếu thời gian...

    Cô Nguyễn Thị Kim, trường THPT Kim Liên cũng bức xúc về SGK: "Theo tôi, cần phải xem lại SGK. Cách viết, trình bày SGK của ta chưa thể hiện là một hệ thống và kiến thức trong đó quá nặng. Trong các tiết học, cô và trò phải cùng bơi mà nhiều khi vẫn không tới... bờ.

    Kiến thức nhiều quá khiến học sinh học lịch sử cứ rối bù lên. Theo tôi, những người viết sách Lịch sử nên bỏ thời gian xuống trường thử dạy xem trong khoảng thời gian một tiết học, có thể truyền đạt được bao nhiêu kiến thức, vận dụng phương pháp như thế nào để đạt được hiệu quả bài giảng cao nhất và tốt nhất cho học sinh."...

    Còn nhớ, tại một cuộc trao đổi giữa lãnh đạo Bộ GD- ĐT với các nhà khoa học cách đây chưa lâu, GS sử học Phan Huy Lê đã thẳng thắn cho rằng: "Lịch sử trong SGK của chúng ta là lịch sử của người lớn thu nhỏ, bắt trẻ con học". Theo ông, chúng ta chưa có hình thức thể hiện sinh động những nội dung lịch sử cho phù hợp với lứa tuổi, khiến lịch sử được học trở thành mớ kiến thức nặng nề, khô cứng với học trò.
    Hoc sinh dang hoan toan mu lich su
    PGS Phạm Xanh, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, ĐHKHXH&NV: “Với tư cách là một người dạy lịch sử lâu năm, tôi thấy rất buồn khi các em học kém môn Sử như vậy. ở đây, có thể đã có những vấn đề giữa dạy và học ở trường phổ thông. Trước hết, cẩm nang để thầy và trò gặp nhau là SGK, chưa thể hiện lịch sử toàn diện, chưa sinh động: chủ yếu tập trung vào các phong trào chính trị trong khi quá coi nhẹ các mảng kinh tế văn hoá.

    Chẳng hạn, trong SGK nửa cuối TK XIX, chủ yếu phản ánh lịch sử chính thống, với các cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng lại thiếu một dòng yêu nước song song là dòng cải cách, duy tân. Cách dạy Lịch sử ở trường phổ thông còn đơn điệu, khiến Lịch sử trở thành một môn học khô khô khan đối với học sinh.

    Chúng ta chưa đưa tri thức Lịch sử tới học trò bằng nhiều kênh dẫn: du lịch, giảng bài gắn với di tích lịch sử hay sử dụng những bộ phim, truyện kí lịch sử... Những người quản lí ở trường phổ thông không đặt môn Lịch sử đúng vị trí của nó trong hệ thống các môn học, nhiều khi chỉ “chăm chăm” cắt xén, dồn thời gian cho các môn học khác. Điều này, cũng góp phần tạo nên tâm lí coi thường môn học của học sinh...”
    Hoc sinh dang hoan toan mu lich su
    TS Vũ Quang Hiển dạy môn lịch sử trên VTV: “Chúng ta không thể nói học sinh “dốt” mà do chúng ta chưa có cách thức hợp lí để đưa kiến thức đến các em. Trong các trách nhiệm đặt ra, dĩ nhiên trách nhiệm nặng về nhất vẫn thuộc về đội ngũ giáo viên: vấn đề đổi mới phương pháp đã được nhấn mạnh nhưng vẫn chưa đụơc giáo viên tại các trường thực hiện một cách mạnh mẽ. Trong khi đó, các phương tiện nghe nhìn nhất là phim truyện vốn có nhiều ưu thế lại chưa tạo được dấu ấn như ở các nước khác.”

      Hôm nay: Sat Nov 09, 2024 11:57 pm