Giang Vo school

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

.

Latest topics

Affiliates

free forum


    Các nhân vật lịch sử

    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Các nhân vật lịch sử Empty Các nhân vật lịch sử

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 2:04 pm

    1. Cao Bá Quát
    Cao Bá Quát (Kỉ Tị 1809 – Giáp Dần 1854)

    Danh sĩ thời Tự Đức, tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, biệt hiệu Mẫn Hiên, quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Quyết Chiến, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội).

    Ông là em sinh đôi với Cao Bá Đạt, nổi tiếng văn chương đương thời, tổ xa đời là Cao Bá Hiên làm đến Thượng thư bộ Binh đời hậu Lê, cha là Cao Cửu Chiếu, cũng là bậc tài danh đương thời.

    Năm Tân Mão 1831, ông 22 tuổi, đậu Á nguyên trường thi Hà Nội. Nhưng thi Hội 2 phen đều bị đánh hỏng, ông buồn không thi cử nữa, ngao du non nước. Năm Tân Sửu 1841, quan đầu tỉnh Bắc Ninh để cử ông với triều đình, ông được triệu vào kinh sung chức Hành tẩu bộ Lễ. Ít lâu, được cử chấm thi ở trường Hương Thừa Thiên, ông và bạn đồng sự là Phan Nhạ dùng khói đèn chữa một ít quyển văn hay mà phạm húy, toan cứu vớt người tài. Việc bị phát giác. Giám sát trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị kết vào tội chết. Nhưng vua Thiệu Trị giảm tội cho ông, chỉ cách chức và phát phối vào Đà Nẵng.

    Gặp khi có sứ bộ Đào Trí Phú sang Tân Gia Ba công cán, ông được tha cho rời khỏi phối sở, theo sứ bộ đi lập công chuộc tội. Xong việc trở về, ông được phục chức cũ, rồi thăng làm chủ sự.

    Năm giáp dần 1854, ông phải đổi lên Sơn Tây, làm Giáo thọ ở phủ Quốc Oai. Ông buồn chán, phẩn chí bỏ quan theo làm quân sư cho Lê Duy Cự chống lại triều đình. Việc khởi nghĩa ở Mĩ Lương thất bại, ông bị bắt rồi bị hành quyết cùng với hai con là Cao Bá Phùng và Cao Bá Phong năm ông 45 tuổi. Anh ông là Bá Đạt cũng bị liên lụy.

    Ông còn để lại cho đời bộ sách Chu Thần thi tập. Thơ văn ông dù bằng chữ Hán hoặc quốc âm đều hay và có giá trị nghệ thuật. Những bài ca trù của ông rất xuất sắc. Đặc biệt bài phú Tài tử đa cùng, chỉ riêng một bài này thôi cũng đủ nêu cao tên tuổi ông đối với văn học nước nhà.

    Khi ông mất mới 45 tuổi, bạn ông là Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có bài thơ truy điệu ông rất thâm trầm:

    Duy biên thư sử, bích thiên cầm,

    Nhất mộng du du, nhất hảo âm.

    Sơn hải di tang hà sứ ẩn

    Hương quan li hận thử hồi thâm!

    Văn chương hữu mạng tương chung thủy

    Thanh khí đồng bi tự cổ câm (kim)

    Ngô đạo vị kham phân hiển hối,

    Âu y kì nãi sĩ lưu tâm

    Bản dịch:

    Đàn còn bên vách, sách bên màn

    Một giấc nghìn thu bặt tiếng vang.

    Điên đảo non sông nhòa lối cũ, /

    âm thầm đất nước ngấm bi thương.

    Duyên văn đã kết đây cùng đó,

    Nghĩa cũ dù ai nhớ chẳng buồn! /

    Đạo học tỏ mờ chưa dễ biết

    Cửa người khép nép mãi sao đương.

    Tác phẩm của ông sau này được sưu tầm và khắc in là Cao Chu Thần thi văn tập. Có giá trị văn chương, học thuật cao của lịch sử văn học cận đại Việt Nam.
    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Các nhân vật lịch sử Empty Re: Các nhân vật lịch sử

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 2:05 pm

    2.An Dương Vương
    An Dương Vương trong tâm thức nhân dân ta

    Dương Trung Quốc



    "Chết thì bỏ con bỏ cháu

    Sống thì không bỏ mồng Sáu tháng Giêng"

    Câu ca với những lời lẽ quả quyết nhưng lại rất mộc mạc, hồn nhiên ấy là nói về tình cảm thiết tha với ngày Hội làng của dân xã Cổ Loa và 7 xã xung quanh, thuộc huyện Đông Anh, ngoại ô Hà nội. Tâm điểm của lễ hội là tòa Thành ốc (Cổ Loa) và tâm linh của lễ hội hướng về An Vương Vương. Đó là những di tích và nhân vật gắn liền với một thời đoạn lịch sử vẫn còn chất đầy huyền thoại tiếp nối thời đại các vua Hùng cũng vần vũ những đám mây ngũ sắc của những huyền thoại.

    Nếu thời đại các vua Hùng còn định vị đuowjc bởi địa danh Phong Châu mà các thế hệ sau tôn phong là Đất Tổ và xây dựng ngôi Đền thờ Tổ thì tên tuổi của An Dương Vương còn lại một chứng tích vật chất đầy sức thuyết phục, cũng là chứng tích vật chất về một cái mốc đầu tiên ghi nhận Hà Nội hôm nay bao gồm cả vùng đất từng là kinh đô trước khi Lý Công Uẩn định đô ở Thăng Long hơn một thiên niên kỷ.

    Về An Dương Vương, "Từ điển bách khoa Việt Nam" viết một cách ngắn gọn: "tên thật là Thục Phán, người sáng lập và là vua nước Âu Lạc. Có giả thiết cho là thủ lĩnh người Tây Âu ở vùng núi phía Bắc đã từng xung đột với vua Hùng và cũng là người chống Tần thắng lợi (214 - 208 trước CN), nối ngôi vua Hùng, hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt thành nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa. Tục truyền An Dương Vương được rùa thần giúp đỡ cho móng làm lẫy nỏ rất hiệu nghiệm, nên đã đánh bại nhiều lần xâm lược của Triệu Đà. Sau đó Triệu Đà dùng mưu (cho con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn với con gái An Dương Vương là Mỵ Châu) lấy cắp lẫy nỏ thần rồi mới đem quân sang đánh (179 trước CN) An Dương Vương thua chạy đến Nghệ An, nhảy xuống biển tự tử"

    Lời giảng nghĩa ngắn ngủi ấy cố gắng khẳng định một nhân vật có thật và một thời đại có thật trong lịch sử dân tộc ta là cái gạch nối giữa thời đại các vua Hùng với những thời đại sau đó trong dòng mạch liên tục của một quốc gia tự chủ và đã tạo dựng được một nền văn minh có bản sắc riêng biệt bên cạnh một nền văn minh lớn cũng là một mối thử thách thường trực và khủng khiếp từ phương Bắc tràn xuống. Nhưng trong lời giảng nghĩa ấy vẫn phải nhắc đến những từ "giả thiết", "tục truyền"...

    Bởi lẽ, từ nhiều thế kỷ trước trong các cuốn sách như "Viện điện u linh"; "Lĩnh Nam chích quái", "đại Việt sử ký toàn thư" hay các tác phẩm của Nguyễn Trãi (Dư địa chí). Phan Huy Chú (lịch triều hiến chương loại chí) đều nhắc tới An Dương Vương họ Thục tên Phán là con của vua Thục (đất Tứ Xuyên - Trung Quốc ngày nay) vì xung khắc của tổ phụ với Hùng Vương của nước Văn Lang mà mang quân đánh chiếm, lập nước Âu Lạc, xưng vương và xây thành Cổ Loa. Nhưng rồi cuối thế kỷ XIX, một số sử thần lại cho rằng Âu Lạc và người đứng đầu Thục Vương không dính dáng gì đến nước Ba Thục mà chỉ là một thế lực ở lân cận "gắn liền với nước Văn Lang". Sang đầu thế kỷ XX, có học giả còn cực đoan hơn khi cho rằng" nước Nam không có An Dương Vương nhà thục" (Nguyễn Văn Tố" còn một số sử gia người Pháp lại khẳng định "Trước nhà hán không có lịch sử An Nam"...

    Nhưng trong tâm thức của nhiều người Việt Nam nhất là của dân "bát xã hộ nhi" (tám làng thờ cúng và tham gia tế lễ trong ngày hội ở Chùa Thượng) thì An Dương Vương chính là Vua Chủ ăn sâu vào
    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Các nhân vật lịch sử Empty Re: Các nhân vật lịch sử

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 2:06 pm

    3.Chu Văn An (1292 - 1370)
    Chu Văn An (1292 - 1370)

    Chu Văn An - Nhà giáo dục đầu tiên của Việt Nam

    Chu Văn An (còn gọi là Chu An) người thôn Văn, Xã Quang Liệt, nay là Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội (quê mẹ). Theo Đăng khoa học bổ dị, từ 14, ông thi đậu Thái học sinh (như tiến sĩ) nhưng không ra làm quan. Ông mở trường dạy học trên một cánh đồng tại làng Huỳnh Cung, giáp với thôn Văn. Học trò của ông rất đông, nhiều người thành đạt như Phạm Sư Mạnh, tể tướng đời Trần Dụ Tông, Lê Bá Quát làm thượng thư.

    Ông dạy học rất nghiêm, lấy mình làm gương mẫu cho học trò noi theo. Tể tướng Phạm Sư Mạnh, Thượng thư Lê Bá Quát, những khi về trường thăm thầy, được thầy khuyên bảo, khen chê đều rất phấn khởi.

    Tài đức của Chu Văn An đến tai nhà vua. Trần Minh Tông (1300 - 1357) mời ông ra làm tư nghiệp trường Quốc Tử Giám (như phó giám đốc trường đại học) và dạy thái tử học. Thái tử Vượng lúc đó mới khoảng 5 - 6 tuổi. Cho nên ông giảng dạy ở Quốc Tử Giám là chính. 10 tuổi, thái tử Vượng lên ngôi (Trần Hiếu Tông). Vượng mất, Dụ Tông (1336 - 1369) lên nối ngôi khi mới 8 tuổi. Minh Tông vẫn làm Thượng hoàng đến năm 1457 thì mất, chính sự từ đó đổ nát. Dụ Tông trở nên hư đốn, suốt ngày cờ bạc rượu chè. Ông ta thường gọi bọn nhà giàu vào cung đánh bạc; bắt các quan thi uống rượu, ai uống được 100 thăng (chén to) thì thưởng cho hai trật; bắt các công chúa, vương hầu phải hát tuồng trong cung v.v... Chu Văn An nhiều lần khuyên can nhưng không được. Ông dâng sớ xin chém 7 tên nịnh thần. Dụ Tông không nghe. Ông bèn trả lại áo mũ, từ quan về quê.

    Chu Văn An ở nhà ít lâu, rồi đi chơi đây đó. Đến vùng Chí Linh, Hải Dương thấy thắng cảnh đẹp, ông liền dựng nhà ở núi Phượng Hoàng, thuộc làng Kiệt Đắc. Ông lấy hiệu là Tiều Âấn và mở trường dạy học, sống một cuộc đời thanh đạm.

    Sau đó, Dương Nhật Lễ cướp ngôi nhà Trần. Hoàng tử Phủ con Trần Minh Tông đánh tan được bọn Nhật Lễ, lên ngôi (Nghệ Tông). Chu Văn An từ Chí Linh chống gậy ra mừng vua. Trần Nghệ Tông (1320 - 1394) muốn mời ông ra tham dự việc triều chính nhưng ông từ chối. Bà hiến Từ hoàng thái hậu đã nói một câu chí lí: "Người ấy là bậc cao sĩ, thanh thiết, nhà vua không thể bắt làm bầy tôi được đâu...". Vua thưởng cho mũ áo, ông nhận và lạy tạ nhưng đem về cho người khác. Ông vui sống với học trò ở núi Phượng Hoàng, rồi mất vào khoảng cuối tháng 11-1370, thọ 78 tuổi (theo Đại Việt sử ký toàn thư).

    Trong quá trình dạy học, Chu Văn An đã soạn ra bộ Tứ thư thuyết ước. Theo tên sách ta có thể biết đây là tập giáo trình đầu tiên bàn về bốn quyển sách qui định trong chương trình giảng dạy: Đạ học, Trung Dung, Luật Ngữ và Mạnh Tử. Tiếc thay tập giáo trình này đã bị nhà Minh lấy mất. Nếu còn bộ sách, chúng ta sẽ hiểu cụ thể quan điểm của ông. Ơở miếu thờ Chu Văn An ở làng Huỳnh Cung còn ghi lời của Bùi Huy Bích (1744 - 1802) có đoạn, tạm dịch: Kính nghĩ phu tử, tinh thông về lý học, khi ra đời (xuất thế) cũng vì Lễ, khi ở ẩn (thoái ẩn) cũng vì nghĩa. Những học trò của ngài đã đem bày tỏ rõ ràng được đạo Nho, chống lại tà thuyết, gạt bỏ mê tín. Phong thái và ảnh hưởng của ngài dù đến trăm năm sau cũng cảm thấy như chính mình đang ở gần ngài. Trong Kinh thi, chẳng đã có câu: Núi cao, ngửa trông thấy càng cao, đường lớn càng đi càng thấy xa...

    Chu Văn An là chủ xướng 4 quan điểm sau:

    * Cùng lý: bàn cãi cho biết lý lẽ của sự vật.
    * Chính tâm: luôn luôn giữ lòng mình cho chính, không làm điều gì trái với lương tâm.
    * Tịch tà: chống lại tà thuyết, những điều nhảm nhí.
    * Cự bí: đấu tranh vượt mọi khó khăn, chống lại những sự việc làm hại đến nhân tâm.

    Ơở bốn quan điểm này, chúng ta thấy Chu Văn An quan tâm đầy đủ cả hai mặt trí dục và đức dục, học và hành.

    Chu Văn An là một nhà giáo tài đức trọn vẹn, có đóng góp to lớn với đất nước và đạo học. Có thể coi ông là nhà giáo dục học đầu tiên của Việt Nam vì có nhiều trò giỏi và những công trình biên soạn lớn. Bốn câu thơ sau đây của Đặng Minh Khiêm (nhà vịnh sử đời Lê) có lẽ đã tóm tắt được một phần cuộc đời và con người của ông. Tạm dịch như sau:

    Sớ thất trảm xong rồi, treo mũ từ quan
    Trên núi Chí Linh tiên sinh đã vẹn tiết của mình rất thong thả,
    Phong thái trong sạch và tiết tháo cứng rắn của tiên sinh từ nghìn xưa cũng hiếm có
    Lòng ngưỡng mộ tiên sinh của các sĩ phu ngun ngút như đỉnh núi Thái Sơn.
    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Các nhân vật lịch sử Empty Re: Các nhân vật lịch sử

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 2:07 pm

    4.An Tiêm
    Nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương dựng nước. Theo giã sử và truyền miệng, ông họ Mai, tên An Tiêm được vua Hùng Vương thứ XVII yêu mến và gả con gái cho, vợ chồng sống trong an vui. Ông thường tâm sự với vợ: “Giàu sang này đều là do tiền kiếp”.

    Câu nói trên lọt vào tai bọn nịnh thần, chúng tâu lên khiến vua Hùng Vương giận, đày ông và gia đình ra ngoài hải đảo sống với nghề trồng dưa, mà dưa rất ngon. Cuộc sống rất chật vật, nhưng không vì vậy mà ông than oán bất cứ ai kể cả nhà vua. Một thời gian sau, dưa ông được đem về đất liền. Có người đem dâng lên nhà vua, nhà vua ăn thử dưa do An Tiêm trồng và tiến cống, thấy quả thật như lời truyền trong dân gian. Từ đó vua Hùng Vương ân xá cho vợ chồng, con cái An Tiêm; cho gia đình ông trở về đất liền và phục chức cũ.

    Cuộc đời ông và sự nghiệp trồng dưa của An Tiêm được nhà Văn Nguyễn Trọng Thuật hư cấu nên tiểu thuyết Quốc ngữ đầu tiên ở miền Bắc có tên Quả dưa đỏ. Tác phẩm được giải văn học của Hội khai trí tiến đức năm 1925 ở Hà Nội.

    5.Âu Cơ
    Âu Cơ. Tị tổ nòi giống Lạc Việt, vợ Lạc Long Quân. Truyền thuyết kể rằng: Bà sinh một bọc trứng, nở được trăm người con. Các con khôn lớn bà đem 50 người lên núi, 50 người theo cha định cư ở vùng đồng bằng…

    Người con cả về sau nối truyền trị nước, xưng hiệu Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang. Thế cho nên trong văn chương truyền khẩu có câu nam nữ đối ca đầy tính sử thi:

    Gần nhà xa ngõ khó hỏi thăm/

    Con chim chi đẻ trứng ấp ngàn năm rứa bạn tề?

    Nở ra nam nữ bộn bề,

    Nửa theo quê mẹ nửa về quê cha.

    Thiếp hỏi chàng, chàng phải nói ra, /

    Em về làm vợ luận là cưới cheo.”
    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Các nhân vật lịch sử Empty Re: Các nhân vật lịch sử

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 2:08 pm

    6. Bế Văn Đàn
    Bế Văn Đàn (1931 – 1954).

    Đồng chí Bế Văn Đàn, sinh năm 1931, dân tộc Tày, quê ở xã Quang Vinh (nay là xã Triệu Ẩu), huyện Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng. Xuất thân trong một gia đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, lớn lên đồng chí tham gia hoạt động du kích. Tháng l năm 1948 đồng chí xung phong vào bộ đội và tham gia nhiều chiến dịch, đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, tích cực vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết chấp hành mọi chỉ thị mệnh lệnh nghiêm túc, chính xác kịp thời, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

    Cuộc kháng chiến chống thực đân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954, đơn vị hành quân đi chiến dịch, đồng chí Bế Văn Đàn làm liên lạc tiểu đoàn. Một đại đội của tiểu đoàn được giao nhiệm vụ bao vây giữ địch ở Mường Pồn. Lúc đó, khi thấy lực lượng ta ít, địch tập trung hai đại đội có phi pháo yểm trợ liên tiếp phản kích, nhưng cả hai lần chúng đều bị quân ta đánh bật. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng và quyết liệt. Địch liều chết xông lên. Ta kiên quyết ngăn chặn, chốt giữ. Cần có lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, để các đơn vị khác triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù đồng chí vừa đi công tác về nhưng khi thấy chỉ huy thông báo đồng chí đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Mặc cho bom rơi, đạn nổ, đồng chí đã dũng cảm vượt qua lưới đạn dày đặc của địch, xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trong khi đó, trận chiến đấu diễn ra ngày càng ác liệt hơn, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Địch phản kích lần thứ ba, chúng điên cuồng mở đường tiến, đại đội bị thương vong nhiều, chỉ còn 17 người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng chưa bắn được vì không có chỗ đặt súng, tình thế hết sức khẩn trương, không ngần ngại Bế Văn Đàn chạy lại cầm 2 khẩu trung liên đặt lên vai mình và hô bạn bắn. Đồng chí Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn đã nói: ''Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi''. Đồng chí Pù nghiến răng nổ súng vào đội hình quân địch quật ngã hàng chục tên. Địch hoảng hốt bỏ chạy, đợt phản kích này của chúng bị bẻ gãy. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, đồng chí Bế Văn Đàn bị hai vết thương nữa và đã anh dũng hy sinh, hai tay vẫn còn ghì chặt súng trên vai mình. Tấm gương dũng cảm của đồng chí đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên toàn mặt trận hăng hái thi đua giết giặc lập công, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

    Đồng chí Bế Văn Đàn lúc hy sinh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Tấm gương chiến đấu dũng cảm, chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Do đó, trong đại hội mừng công của đơn vị, đồng chí Bế Văn Đàn được truy tặng Huân chương chiến công hạng nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi đua số một của tiểu đoàn. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, ngày 31/8/1955, đồng chí được Quốc hội truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng nhì.

    Đồng chí Bế Văn Đàn là một người anh hùng liệt sĩ cùng hàng ngàn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống lúc tuổi đôi mươi, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ ''nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng'' và đến Đại thắng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Với những cống hiến đó, đồng chí không những là một tấm gương, một niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Cao Bằng mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.
    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Các nhân vật lịch sử Empty Re: Các nhân vật lịch sử

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 2:08 pm

    7. Châu Văn Liêm (Nhâm dần 1902 – Canh ngọ 1930)
    Châu Văn Liêm: Người sáng lập An Nam Cộng sản Đảng

    Ngày cập nhật: 23/07/2006 09:12

    Châu Văn Liêm còn có tên khác là Việt sinh ngày 29-6-1902 ở xóm Rạch Tra, xã Thới Thạnh, quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Cha mẹ đều nghèo khó, nhưng ông sáng trí lại rất chăm học, được cấp học bổng năm 20 tuổi học ở Long Xuyên. Thầy Châu Văn Liêm là một nhà giáo trẻ, dạy giỏi lại rất yêu quý học trò, nên năm nào học trò của thầy cũng đậu tiểu học cao nhất vùng.

    Sớm giác ngộ cách mạng, nhiệt thành yêu nước, năm 1926, thầy Châu Văn Liêm vận động các trường tổ chức lễ truy điệu và bãi khóa để tang cụ Phan Châu Trinh. Từ những hoạt động yêu nước hăng hái, Châu Văn Liêm đã được kết nạp vào tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội và được bầu vào Ban Thường vụ Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng đồng chí hội. Ông được phân công dìu dắt giác ngộ lớp thanh niên trí thức lúc bấy giờ mà tiêu biểu là các ông Ung Văn Khiêm, Trần Văn Thạnh và Nguyễn Văn Cung - những người vừa bị đuổi học ở trường Collège sau vụ để tang và bãi khóa tháng 4-1926.

    Tháng 6-1929, ông được cử làm đại biểu Kỳ bộ Nam kỳ đi dự đại hội ở Hương Cảng, rồi trở về nước với nhiệm vụ cải tổ Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội để thành lập một tổ chức cách mạng mới đó là An Nam Cộng sản Đảng. Có thể nói, ông là một trong những người sáng lập ra tổ chức cộng sản đầu tiên ở Nam kỳ tức tổ chức An Nam Cộng sản Đảng. Sau đó, Châu Văn Liêm cùng đồng chí Nguyễn Thiệu được cử thay mặt An Nam Cộng sản Đảng dự hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ngày lịch sử 3-2-1930 (Hội nghị này gồm có 5 đại biểu là Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu và Nguyễn Ái Quốc do Nguyễn Ái Quốc đại diện Quốc tế Cộng sản chủ trì).

    Dự hội nghị thành lập Đảng CSVN về nước, Châu Văn Liêm bắt tay vào các hoạt động của Đảng ở Nam kỳ. Tháng 4-1930, Châu Văn Liêm về Đức Hòa công tác, ông lần lượt gặp thầy giáo Võ Văn Mong và bà Trương Thị Sáu (tức là Nguyễn An Ninh) để liên hệ vận động quần chúng trong vùng. Ông lãnh đạo cuộc mít-tinh lớn ở Đức Hòa đòi giảm sưu thuế. Hàng ngàn người từ Đức Hòa kéo về Chợ Lớn. Tại Đức Hòa ông chọn mô đất cao trình bày các yêu sách của dân chúng. Cò Tây cùng đám mã tà kéo đến đàn áp. Châu Văn Liêm bình tĩnh đương đầu với cò Tây, nói với hắn bằng tiếng Pháp. Thằng cò biết ông là người cầm đầu liền rút súng bắn ông chết tại trận, hôm đó là ngày 4-5-1930, Châu Văn Liêm là chiến sĩ cộng sản đầu tiên hy sinh ở Nam kỳ, là tấm gương bất diệt của Thành đồng Tổ quốc kiên cường.

    Ghi nhớ công ơn của Châu Văn Liêm trường trung học thời Tây mang tên Collège ở Cần Thơ đã được vinh dự mang tên nhà cách mạng Châu Văn Liêm. Ở Cần Thơ còn có đại lộ lớn mang tên ông, ở TP.HCM và nhiều tỉnh khác đều có trường hoặc đường mang tên Châu Văn Liêm. Những chi tiết trên, phần nào cho thấy nhân dân miền Nam rất yêu quý và ghi nhớ công ơn của Châu Văn Liêm - một nhà cách mạng tiền bối của đất Nam kỳ bất khuất.
    Tô Hồng Minh
    Tô Hồng Minh
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 145
    GV's coin : 2147541857
    Được cảm ơn : 5
    Join date : 12/10/2008
    Age : 28
    Đến từ : Lớp 7A7, trường THCS Giảng Võ

    Các nhân vật lịch sử Empty Re: Các nhân vật lịch sử

    Bài gửi  Tô Hồng Minh Sun Apr 26, 2009 2:09 pm

    8.Đinh Bộ Lĩnh (Ất Dậu 925 – Kĩ Mão 979)
    Đinh Bộ Lĩnh (Ất Dậu 925 – Kĩ Mão 979).

    tổ nhà Đinh, ông vốn họ Đinh, tên Hoàng, Bộ Lĩnh là tước quan của sứ quân Trần Lâm phong cho, quê ở động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), con quan Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An) về đời Dương Diên Nghệ là Đinh Công Trứ.

    Cha mất sớm, ông theo mẹ là Đàm thị về quê, nương thân với chú ruột là Đinh Dự, ở chăn trâu. Thường nhóm họp bạn bè lấy lau làm cờ, lập trận đánh nhau, ông tỏ ra có tài chỉ huy. Kết bạn rất thân với Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ và Trịnh Tú. Bị người chú ghét đuổi đi, ông sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Lâm ở Bố hải Khẩu. Ít lâu, được Trần Lâm mến tài gả con cho, ông càng vững bước trên đường sự nghiệp. Không bao lâu, Trần Lâm mất, ông đem quân về giữ Hoa Lư, chiêu mộ hào kiệt, hùng cứ một phương, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.

    Năm Ất Sửu 965 Nam Tấn vương Xương Văn mất, con là Xương Xí nối nghiệp, quá suy yếu phải về đóng giữ đất Bình Kiều (thuộc Hưng Yên). Ông thừa thế hưng binh đánh lớn, chỉ trong một năm dẹp yên được các sứ quân. Được xưng tụng là Vạn Thắng vương. Năm Mậu Thìn 968 ông lên ngôi vua, tôn hiệu là Đại Thắng Minh, đặt hiệu nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Năm Canh ngọ 970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Ông truyền cho đúc tiền đồng là tiền tệ xưa nhất ở nước ta, gọi là tiền đồng “Thái Bình”. Ông có công lớn trong việc thống nhất đất nước nhưng về chính trị trong nước lại có phần thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Năm Quí Dậu 973 ông sai con là Nam Việt vương Liễn sang cống nhà Tống, được nhà Tống phong ông làm Giao Chỉ Quận vương.

    Đến năm Kỉ Mão 979, ông và con lớn là Đinh Liễn bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám sát chết. Ở ngôi 12 năm (968-979), thọ 56 tuổi, táng ở núi Mã Yên, xã Trường An thượng, huyện Gia Liễn, tỉnh Ninh Bình, đền thờ ông cũng xây dựng gần đấy.

    Con thứ của ông là Đinh Tuệ nối ngôi, chỉ non một năm thì bị Lê Hoàn lật đổ, cơ nghiệp nhà Đinh dứt.

    Sponsored content


    Các nhân vật lịch sử Empty Re: Các nhân vật lịch sử

    Bài gửi  Sponsored content


      Hôm nay: Thu Sep 19, 2024 11:44 pm