Nói xấu là chuyện-không-thể-thiếu trong hầu hết các “hội nghị bàn tròn” của teen. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu trong những hội nghị ấy không từ từ dấy lên làn sóng “nói xấu trường mình”.
Học trường nào...nói xấu trường đó!
Th. (học sinh trường PĐL) lúc nào cũng than phiền với đám bạn cũ của mình về ngôi trường cấp 3 mới vào học. Theo Th. việc theo học trường này là “một quyết định sai lầm nhất trong những quyết định sai lầm của mình(?!)”. Gặp mấy bạn trong một ngày đẹp trời nào đó là Th. ra sức than, lúc thì than về cái toa lét của trường sao mà dơ quá, khi lại chê căn tin trường nấu ăn dở tệ đến nỗi không thể nuốt nổi…Mọi chuyện lên đến cao trào khi một trong những đứa bạn của Th. lên tiếng: “Trường tao cũng có hơn gì trường mày đâu, đóng tiền xây dựng mệt xỉu mà cơ sở vật chất thấy gớm!”. Như cá gặp nước, Th. và đám bạn cứ thế…chê bai trường mình....
T.P (trường N) thì lại không-hài-lòng về đội ngũ giáo viên trường mình. T.P thường than với cậu bạn thân (học khác trường): “Sao cô toán trường tao dạy dở quá chẳng bù với thầy T ở trường màỵ Năm cuối mà học với cổ chắc rớt tốt nghiệp quá mày ơi!”. Dù bạn T.P giải thích rằng mỗi giáo viên có phương pháp dạy riêng nhưng T.P vẫn không vừa ý. T.P không những nói xấu cô mình mà còn âm thầm “khuyên các bạn “đừng học thêm cổ làm gì, học cổ nhiều coi chừng ngu hơn á! P biết một thầy dạy hay lắm…”.
Cùng “nỗi buồn” với T.P, bạn M.H (lớp 11 trường NQ) bức xúc: “Cô tiếng Anh của mình dạy chẳng ra gì, phát âm thì sai mà cứ bắt học sinh đọc theo. Tới tiết Anh là mình thấy chán, chẳng muốn học, để dành sức học ở trung tâm còn tốt hơn!”...
Theo lời tâm sự của cô bạn T.N (lớp 10 trường C) thì trường của N…rất là đáng sợ. T.N bảo “Vì mình thi yếu điểm nên phải vào trường này học chứ thật ra mình chẳng muốn vào đây chút nào. Trường gì mà học sinh suốt ngày đâm chém nhau không à!" (?!) Để khẳng định nhận định của mình là đúng, N thường xuyên kể với bạn bè, thậm chí cả ba mẹ và những người khác về thành tích “chiến đấu” của trường mình và chỉ hài lòng khi mọi người thừa nhận “Trường mày/con/em...ghê quá à!”.
Không chỉ có giới học sinh chúng mình mà rất nhiều sinh viên cũng bị “nhiễm sóng”. Bây giờ mỗi khi gặp T.Ă (SV trường HB) là đám bạn lại ngán ngẫm: “Gặp mặt là nó than, chê trường nó, nghe riết oải luôn”. Lúc thì A tức tối vì giảng viên cắt tiết học, khi lại bức xúc vì nhà trường tăng học phí quá gấp. Cũng chính vì vậy mà T.A không còn hăng hái học như lúc đầu nữa, thay vào đó T.A chăm chỉ lên các diễn đàn để… chê trách trường mình và tìm sự đồng tình từ các bạn.
Gạn hỏi M.Đ (SV trường CĐ PT) thì nhận được ngay câu trả lời: “Trường mình hả, quá trời cái để nói, chẳng hạn cái toilet ở tầng 1, bắt nam nữ xài chung, còn cái phòng y tế thì chẳng bao giờ thấy mở cửa, Chờ học sinh xảy ra chuyện mới cuống cuồng đi mở khóa”....
“Học Trường nào, nói xấu trường đó” đang dần trở thành tiêu chí trong các cuộc trò chuyện của học sinh ngày naỵ
Biện pháp ngăn “nhiễm-sóng-xấu”
Đa số những bạn nhiễm hội chứng này đều bắt đầu từ những bức xúc chẳng biết hỏi ai hay chẳng biết cách để giải quyết, chuyện này chồng chất chuyện kia và những bức xúc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều học sinh, sinh viên “quyết tâm” giấu nỗi niềm này cho đến ngày ra trường mà không có một cử chỉ nào nhằm giải quyết “nỗi lòng” của mình. Họ chỉ dám lặng lẽ…nói xấu trường với mọi ngườị
Thay vì than phiền sao bạn không nói ý kiến của mình với thầy cô hay những nguời có trách nhiệm để nhà trường có biện pháp chấn chỉnh lại cho phù hợp với mong muốn của học sinh? Giải pháp tiêu biểu nhất là viết đơn thể hiện những bức xúc, thắc mắc của mình cho thầy-cô biết. Các bạn cũng có thể gởi yêu cầu lên Đoàn trường hoặc thầy, cô chủ nhiệm khoa để trình bày bức xúc của mình.
Các bạn ở lớp 12A6 trường TN đã dũng cảm viết đơn yêu cầu nhà trường đổi giáo viên Anh văn cùng chữ kí của các bạn trong lớp, trong đơn các bạn cũng đã yêu cầu người tiếp dạy môn của mình. Cuối cùng, lời yêu cầu của lớp đã được thầy hiệu trưởng chấp thuận. Nhóm sinh viên trường PT cũng đã có một bài phản ánh bằng hình ảnh cho phòng công tác học sinh -sinh viên của trường và đang được giải quyết...
Trường học là ngôi nhà chung của học sinh và không thể vừa lòng tất cả. Một lời khuyên chân thành cho những ai nhiễm hội chứng là hãy có cái nhìn lạc quan hơn về ngôi trường của mình. Đừng quá xét nét mà đánh mất sự vô tư của một thời học sinh!
Theo Mực Tím[b]
Học trường nào...nói xấu trường đó!
Th. (học sinh trường PĐL) lúc nào cũng than phiền với đám bạn cũ của mình về ngôi trường cấp 3 mới vào học. Theo Th. việc theo học trường này là “một quyết định sai lầm nhất trong những quyết định sai lầm của mình(?!)”. Gặp mấy bạn trong một ngày đẹp trời nào đó là Th. ra sức than, lúc thì than về cái toa lét của trường sao mà dơ quá, khi lại chê căn tin trường nấu ăn dở tệ đến nỗi không thể nuốt nổi…Mọi chuyện lên đến cao trào khi một trong những đứa bạn của Th. lên tiếng: “Trường tao cũng có hơn gì trường mày đâu, đóng tiền xây dựng mệt xỉu mà cơ sở vật chất thấy gớm!”. Như cá gặp nước, Th. và đám bạn cứ thế…chê bai trường mình....
T.P (trường N) thì lại không-hài-lòng về đội ngũ giáo viên trường mình. T.P thường than với cậu bạn thân (học khác trường): “Sao cô toán trường tao dạy dở quá chẳng bù với thầy T ở trường màỵ Năm cuối mà học với cổ chắc rớt tốt nghiệp quá mày ơi!”. Dù bạn T.P giải thích rằng mỗi giáo viên có phương pháp dạy riêng nhưng T.P vẫn không vừa ý. T.P không những nói xấu cô mình mà còn âm thầm “khuyên các bạn “đừng học thêm cổ làm gì, học cổ nhiều coi chừng ngu hơn á! P biết một thầy dạy hay lắm…”.
Cùng “nỗi buồn” với T.P, bạn M.H (lớp 11 trường NQ) bức xúc: “Cô tiếng Anh của mình dạy chẳng ra gì, phát âm thì sai mà cứ bắt học sinh đọc theo. Tới tiết Anh là mình thấy chán, chẳng muốn học, để dành sức học ở trung tâm còn tốt hơn!”...
Theo lời tâm sự của cô bạn T.N (lớp 10 trường C) thì trường của N…rất là đáng sợ. T.N bảo “Vì mình thi yếu điểm nên phải vào trường này học chứ thật ra mình chẳng muốn vào đây chút nào. Trường gì mà học sinh suốt ngày đâm chém nhau không à!" (?!) Để khẳng định nhận định của mình là đúng, N thường xuyên kể với bạn bè, thậm chí cả ba mẹ và những người khác về thành tích “chiến đấu” của trường mình và chỉ hài lòng khi mọi người thừa nhận “Trường mày/con/em...ghê quá à!”.
Không chỉ có giới học sinh chúng mình mà rất nhiều sinh viên cũng bị “nhiễm sóng”. Bây giờ mỗi khi gặp T.Ă (SV trường HB) là đám bạn lại ngán ngẫm: “Gặp mặt là nó than, chê trường nó, nghe riết oải luôn”. Lúc thì A tức tối vì giảng viên cắt tiết học, khi lại bức xúc vì nhà trường tăng học phí quá gấp. Cũng chính vì vậy mà T.A không còn hăng hái học như lúc đầu nữa, thay vào đó T.A chăm chỉ lên các diễn đàn để… chê trách trường mình và tìm sự đồng tình từ các bạn.
Gạn hỏi M.Đ (SV trường CĐ PT) thì nhận được ngay câu trả lời: “Trường mình hả, quá trời cái để nói, chẳng hạn cái toilet ở tầng 1, bắt nam nữ xài chung, còn cái phòng y tế thì chẳng bao giờ thấy mở cửa, Chờ học sinh xảy ra chuyện mới cuống cuồng đi mở khóa”....
“Học Trường nào, nói xấu trường đó” đang dần trở thành tiêu chí trong các cuộc trò chuyện của học sinh ngày naỵ
Biện pháp ngăn “nhiễm-sóng-xấu”
Đa số những bạn nhiễm hội chứng này đều bắt đầu từ những bức xúc chẳng biết hỏi ai hay chẳng biết cách để giải quyết, chuyện này chồng chất chuyện kia và những bức xúc ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nhiều học sinh, sinh viên “quyết tâm” giấu nỗi niềm này cho đến ngày ra trường mà không có một cử chỉ nào nhằm giải quyết “nỗi lòng” của mình. Họ chỉ dám lặng lẽ…nói xấu trường với mọi ngườị
Thay vì than phiền sao bạn không nói ý kiến của mình với thầy cô hay những nguời có trách nhiệm để nhà trường có biện pháp chấn chỉnh lại cho phù hợp với mong muốn của học sinh? Giải pháp tiêu biểu nhất là viết đơn thể hiện những bức xúc, thắc mắc của mình cho thầy-cô biết. Các bạn cũng có thể gởi yêu cầu lên Đoàn trường hoặc thầy, cô chủ nhiệm khoa để trình bày bức xúc của mình.
Các bạn ở lớp 12A6 trường TN đã dũng cảm viết đơn yêu cầu nhà trường đổi giáo viên Anh văn cùng chữ kí của các bạn trong lớp, trong đơn các bạn cũng đã yêu cầu người tiếp dạy môn của mình. Cuối cùng, lời yêu cầu của lớp đã được thầy hiệu trưởng chấp thuận. Nhóm sinh viên trường PT cũng đã có một bài phản ánh bằng hình ảnh cho phòng công tác học sinh -sinh viên của trường và đang được giải quyết...
Trường học là ngôi nhà chung của học sinh và không thể vừa lòng tất cả. Một lời khuyên chân thành cho những ai nhiễm hội chứng là hãy có cái nhìn lạc quan hơn về ngôi trường của mình. Đừng quá xét nét mà đánh mất sự vô tư của một thời học sinh!
Theo Mực Tím[b]
Thu Jan 22, 2015 3:11 pm by slowmanta
» _hogia_ gia van du' =))
Wed Dec 05, 2012 9:18 am by _hogia_
» Thông báo mở lớp luyện thi 10 và 12 - Giảng viên trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQGHN
Tue May 22, 2012 9:39 pm by phamlinhcnn
» Thông báo mở lớp luyện thi 10 và 12 - Giảng viên trường ĐH Ngoại Ngữ, ĐHQGHN
Tue May 22, 2012 9:38 pm by phamlinhcnn
» Học tiếng anh với thầy giáo người Anh (nguyên giảng viên Hội Đồng Anh)
Fri May 04, 2012 9:45 am by leanhduy137
» SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH
Tue Feb 28, 2012 9:14 am by tuquynh
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Tue Feb 28, 2012 9:08 am by tuquynh
» Giảng Võ trong tôi là...
Thu Feb 02, 2012 12:12 am by Giang Hoang
» Trò chơi: Tại sao?
Thu Feb 02, 2012 12:07 am by Giang Hoang